Email

hoclaiotophanthiet@gmail.com

Hotline

0984 864 242 - 0939 256 639

5 dạng biển báo giao thông bạn cần nên biết

5 dạng biển báo giao thông bạn cần nên biết

Các loại biển báo giao thông đường bộ bạn cần biết

Về cơ bản, biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có 5 loại là biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển báo phụ. Biết được ý nghĩa của các loại biển báo chúng ta có thể hiểu được ứng dụng của từng loại biển tại nơi đặt biển, ngoài ra còn áp dụng để trả lời các câu hỏi trong nội dung 600 câu hỏi thi lý thuyết lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E.

Biển báo giao thông đường bộ là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, cũng như giấy phép lái xe của Việt Nam hiện nay đã có thể sử dụng được trên toàn thế giới (ngoại trừ một số nước sử dụng tay lái nghịch và các nước khác).

Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không quá khi ta nói rằng chúng là cần nhất, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

Hiểu đước phạm vi áp dụng, kinh nghiệm là trước mỗi khi đi tới một ngã ba hoặc ngã tư, khi đi vào một khu vực mới, đường mới hay thành phố mới mà ta chưa đi lần nào thì hãy cẩn trọng. Quan sát trước sau, trên mặt đường để đi cho đúng quy tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn và càng tránh bị phạt bởi những lỗi không đáng có…

Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của các loại biển báo đường bộ Việt Nam nhé.

1. Ý nghĩa biển báo cấm

Biển báo cấm được coi là biển báo phổ thông và có ý nghĩa nhất với những người tham gia giao thông đường bộ. Cách nhận biết : Biển hình tròn, có viền hoặc nền màu đỏ tươi đôi khi có nền màu xanh thì đó là biển báo cấm. Ý nghĩa của biển là thể hiện những điều cấm như : Đường cấm, cấm các loại xe cơ giới, cấm dừng cấm đỗ,…

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139

Nội dung và ý nghĩa từng biển thuộc biển báo cấm :

Biển P101: báo hiệu đường cấm, đây là biển báo giao thông báo đường cấm đối với mọi phương tiện (cả xe cơ giới cũng như xe thô xơ) đi lại, tham gia  giao thông trên tuyến đường này. Ngoại trừ các phương tiện xe ưu tiên theo quy định của nhà nước

Biển P102 : báo hiệu cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.

Biển P103a : Biển cấm ô tô –  là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P103b : Biển cấm ô tô rẽ phải – báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả mô tô 3 bánh có thùng đi qua, trừ mô tô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P103c : Biển cấm ô tô rẽ trái –  báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả mô tô 3 bánh có thùng rẽ trái, trừ mô tô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định

Biển P104 : Biển cấm mô tô –  là biển báo cấm báo đường cấm tất cả các loại môtô đi qua, trừ các xe môtô được ưu tiên theo quy định.

Biển P105 : là biển báo cấm báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới và môtô đi qua trừ xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P106a : Biển báo cấm ô tô tải –  báo đường cấm tất cả các loại ô tô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.

Biển P106b : Biển báo cấm ô tô tải có tổng trọng lượng vượt quá quy định có hình dạng giống biển báo cấm ô tô tải (biển báo giao thông số hiệu P.106a) chỉ khác ở chỗ trên hình vẽ chiếc ô tô tải có ghi con số chỉ tổng trọng lượng giới hạn của xe, ví dụ: 2,5T (2,5 tấn); 5T (5 tấn);…

Biển P107 : Biển báo cấm ô tô khách và ô tô tải là biển báo giao thông báo đường cấm ôtô chở khách và các loại ôtô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P108 : Biển báo hiệu cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ôtô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định, phải đặt biển số P.108 “Cấm xe ôtô, máy kéo kéo rơ-moóc”.

Biển P109 : Để báo đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.

Biển P110a : Để để báo hiệu đường cấm xe đạp đi qua.

Biển P110b : Biển báo giao thông để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển này không cấm người dắt loại xe này.

Biển P111a : Biển báo giao thông để báo đường cấm xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Biển P111b : Biển báo giao thông để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Biển P111c : Biển báo giao thông để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…áo hiệu: Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xích lô máy, xe lôi máy v.v…

Biển P111d : Biển báo giao thông để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xích lô, xe lôi, xe đạp v.v…

Biển P112 :  là biển báo đường cấm người đi bộ qua lại trên tuyến đường đó để đảm bảo an toàn.

Biển P113 : là biển báo hiệu đường cấm xe thô sơ, chuyển động do người kéo, đẩy đi qua, phải đặt biển số P.113 “Cấm xe người kéo, đẩy”.

Biển P114 : Biển báo giao thông để báo đường cấm súc vật vận tải hàng hóa hoặc hành khách dù kéo xe hay chở trên lưng đi qua.

Biển P115 : Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Biển P116 : Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ của nhà nước quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

Biển P117 : Cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều cao (tính đến điểm cao nhất kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

Biển P118 – Hạn chế chiều ngang : Cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe ược ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt quá trị số ghi trên biển không được đi qua.

Biển P119 : Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

Biển P120 :”Hạn chế chiều dài ôtô, máy kéo kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc”, báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kéo theo moóc kể cả ôtô sơ-mi rơ-moóc và các loại xe được ưu tiên kéo moóc theo luật lệ nhà nước quy định, có độ dài toàn bộ kể cả xe, moóc và hàng lớn hơn trị số ghi trên biển đi qua.

Biển P121: “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, báo xe ôtô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu. Số ghi trên biển giá trị được tính bằng mét.

Biển P122 : “Dừng lại”, buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người  điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người lái xe chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Biển P123a :”Cấm rẽ trái”, cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái ở những vị trí đường giao nhau trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không có giá trị cấm quay đầu xe.

Biển P123b : “Cấm rẽ phải”, cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía phải ở những vị trí đường giao nhau trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không có giá trị cấm quay đầu xe.

Biển P124a : “Cấm quay xe”, báo cấm các loại xe cơ giới và thô sơ quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm rẽ trái.

Biển P124b : “Cấm ô tô quay đầu xe”, báo cấm xe ôtô và mô tô 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U), trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển này không cấm rẽ trái.

Biển P125 : “Cấm vượt”, báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P126 : “Cấm ôtô  tải vượt”, báo cấm các loại ôtô tải vượt xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại ôtô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3,5Tấn kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác.

Biển P127 : “Tốc độ tối đa cho phép”, báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P128 : “Cấm sử dụng còi”, báo cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi

Biển P129 : “Kiểm tra”, báo nơi đặt trạm kiểm tra; các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định.

Biển P130 : “Cấm dừng xe và đỗ xe”, báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P131a : “Cấm đỗ xe”, báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển P131b : “Cấm đỗ xe”, báo nơi cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày lẻ.

Biển P131c “Cấm đỗ xe”, báo nơi cấm đỗ xe cơ giới vào những ngày chẵn .

Biển P132 : “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”, báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp.

Biển P133 : “Hết cấm vượt”, báo hết đoạn đường cấm vượt.

Biển P134 : “Hết hạn chế tốc độ tối đa”, báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa.

Biển P135 : “Hết tất cả các lệnh cấm”, báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực.

Biển P136 : “Cấm đi thẳng”, cấm tất cả các loại xe đi thẳng trên đoạn đường phía trước.

Biển P137 : “Cấm rẽ trái và rẽ phải”, cấm tất cả các lại xe rẽ trái hay rẽ phải trên các ngả đường phía trước.

Biển P138 : “Cấm đi thẳng và rẽ trái”, biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái.

Biển P139 : “Cấm đi thẳng và rẽ phải”, biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải.

Biển P140 : “Cấm xe công nông”, để báo đường cấm công nông.

2. Ý nghĩa biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm là biển báo quan trọng và phổ biến nhất khi tham gia giao thông đường bộ. Đó là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng tránh và xử lý phòng ngừa tại nạn.

Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

3. Ý nghĩa biển hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.

4. Ý nghĩa biển báo chỉ dẫn

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Để nắm bắt thêm thông tin về nhóm biển báo này, các bạn đọc thêm bài viết chi tiết Biển Báo Chỉ Dẫn.

5. Ý nghĩa biển báo giao thông phụ

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

6. Ngoài ra còn có vạch kẻ đường và biển báo trên đường cao tốc

  • VẠCH KẺ ĐƯỜNG

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

 

  • ĐƯỜNG CAO TỐC

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.

 

Nguồn : Tổng hợp

Trả lời

Close Menu
0984 864 242
0984 864 242